Tầm quan trọng của vi sinh vật có lợi trong chăn nuôi

Tầm quan trọng của vi sinh vật có lợi trong chăn nuôi

19/05/2025 08:39 PM 1 Lượt xem
Mục lục

Tổng quan về vi sinh vật có lợi

Sự ra đời và phát triển của ngành công nghệ sinh hoạt chính là một giải pháp lớn và vô cùng tiềm năng đối với ngành chăn nuôi. Việc sử dụng vi sinh vật có lợi trong chăn nuôi thực sự đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng trong việc nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn chăn nuôi; thay thế kháng sinh và bảo vệ môi trường. Giải pháp này không chỉ nâng cao chất lượng sản xuất chăn nuôi sạch mà còn giúp giảm thiểu được tỉ lệ vật nuôi mắc bệnh; giảm thiểu giá thành sản xuất; thuốc chữa bệnh và mang đến nhiều lợi ích khác nữa.

Đại lý men Phúc Nghĩa

Vi sinh vật có lợi là gì?

Vi sinh vật có lợi hay Probiotic là tên gọi khoa học cho nhóm vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa động vật khi được đưa vào đường ruột với một lượng vừa đủ.

Vi sinh vật có lợi còn được gọi là các chế phẩm sinh học chứa vi sinh vật; gồm nhiều chủng vi khuẩn có lợi, hoặc nấm men có lợi.

Đặc điểm chung của vi sinh vật

  • Kích thước nhỏ
  • Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh
  • Sinh trưởng nhanh, phát triển
  • Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị
  • Phân bố rộng, chủng loại nhiều

Một số vi sinh vật có lợi trong thức ăn chăn nuôi

Vi sinh vật có khoảng trên 100.000 loài; chúng được gồm vào những nhóm chính như sau: Virus, Archaea, Vi khuẩn, Xạ khuẩn, Vi nấm, Vi tảo. Dưới đây là một số vi sinh vật có lợi trong thức ăn chăn nuôi.

  • Vi sinh vật có lợi Lactobacillus
  • Vi sinh vật có lợi Saccharomyces
  • Vi sinh vật có lợi Bacillus subtilis
  • Vi sinh vật có lợi Bifidobacterium

Đó là những vi sinh vật có lợi được sử dụng phổ biến trong các chế phẩm sinh học. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu về những vi sinh vật có lợi ấy thông qua:

Vai trò của vi sinh vật có lợi trong chăn nuôi

Vai trò của vi sinh vật có lợi trong chăn nuôi

Không thể phủ nhận những vi sinh vật có lợi mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với người chăn nuôi.

Vai trò kháng khuẩn của vi sinh vật có lợi

Vai trò đầu tiên mà vi sinh vật có lợi mang đến đó chính là giúp kháng khuẩn hiệu quả. Sản phẩm vi sinh vật có lợi tiết ra những kháng khuẩn như acid hữu cơ. Những vi sinh vật có lợi được đưa vào đường ruột của vật nuôi qua thức ăn; nước uống trong thành ruột các vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh dẫn đến giảm sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi.

Ngoài ra, vi sinh vật có lợi còn giúp ngăn chặn sự bám dính của mầm bệnh vào thành ruột; khiến chúng không thể sống sót được.

Vai trò tăng cường miễn dịch của vi sinh vật có lợi trong chăn nuôi

Những vi sinh vật có lợi trong thức ăn chăn nuôi đóng vai trò phân phát những phân tử kháng viêm có trong đường ruột; giúp giảm thiểu được tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó vi sinh vật có lợi còn tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng; cải thiện được hệ vi sinh đường ruột; ngăn chặn tình trạng tiêu chảy; táo bón ở vật nuôi.

Vai trò vi sinh vật có lợi trong chăn nuôi tác động đến vi khuẩn đường ruột
Những vi sinh vật có lợi điều hòa hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn đường ruột, làm giảm đi độ PH của bộ phận tiêu hóa, gây cản trở hoạt động tiết ra enzyme của sinh vật đường ruột. Đồng thời vi sinh vật có lợi giúp dung nạp đường lactose giúp vật nuôi có thể tránh khỏi được tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những thức ăn có chứa nhiều lactose và làm tăng số lượng những vi khuẩn có lợi trong đường ruột giảm thiểu số lượng những vi khuẩn có hại.

Một số vai trò khác của vi sinh vật có lợi

Ngoài ra thì vi sinh vật có lợi còn có thể chống lại tình trạng dị ứng trong cơ thể, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể vật nuôi như folic acid, vitamin B6… vi sinh vật có lợi giúp vật nuôi ăn ngon và kích thích sự thèm ăn, tăng tỉ lệ và hiệu quả tiêu hóa thức ăn, tránh lãng phí và dư thừa thức ăn ra ngoài…

Mục đích ứng dụng vi sinh vật có lợi trong chăn nuôi

Mục đích ứng dụng vi sinh vật có lợi trong chăn nuôi.

– Giúp vật nuôi ăn ngon và kích thước sự thèm ăn.

– Tăng tỉ lệ và hiệu quả tiêu hóa thức ăn, tránh lãng phí và dư thừa thức ăn ra ngoài.

– Giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh mà không cần sử dụng chất tăng trọng gây hại hoặc bị cấm.

– Giảm bệnh nghiêm trọng gây ra bởi E.coli, Salmonella và Clostridium, tránh phụ thuộc và lạm dụng kháng sinh chữa bệnh

-Giảm mùi hôi chuồng trại, đỡ công vệ sinh, giải phóng sức lao động cho người chăn nuôi

Facebook
Zalo
0902.319.664
Maps